Công nghệ kỹ thuật quân sự được ứng dụng vào ô tô

   Nhắc tới lĩnh vực quân sự, người ta thường liên tưởng ngay tới kỷ cương, nghiêm túc và truyền thống. Tuy nhiên, những yếu tố này lại không hề ảnh hưởng tới độ mềm mại trong thiết kế của những chiếc xế hộp khi số lượng công nghệ quân sự đỉnh cao được áp dụng trên ô tô hiện đại ngày càng nhiều. Ngược lại, những tiến bộ kỹ thuật quân sự còn góp phần giúp ngành công nghiệp ô tô thăng hoa hơn.=>phan mem quan ly khach san

   Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)






   Được phát triển từ năm 1940 đến năm 1950, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) đã dần trở nên phổ biến. Ban đầu, ý tưởng về ABS xuất phát từ ngành công nghiệp hàng không nhằm giúp cho máy bay dừng lại khi di chuyển trên mặt đất. Công nghệ này chỉ thực sự cất cánh cùng với bình minh của thời đại máy bay phản lực sau Thế chiến thứ II. Trong giai đoạn này, hãng lốp Dunlop của Nhật Bản đã phát triển hệ thống ABS hay còn gọi với cái tên khác là Maxaret và được trang bị cho hầu hết các máy bay trong lực lượng Không quân Hoàng gia.

   Năm 1966, Jensen FF đã trở thành chiếc xe hơi đầu tiên được ứng dụng tính năng phanh ABS dựa trên công nghệ máy bay để tăng sự an toàn cho xe. ABS là một trong những trang bị giúp giảm tốc độ hoặc dừng xe ô tô trong trường hợp khẩn cấp. Khi lái xe phanh gấp, hệ thống chống bó cứng phanh sẽ làm thay đổi lực phanh biến thiên giúp bánh xe quay chậm lại.

   Công nghệ sợi carbon






   Dù được phát triển từ đầu năm 1960, nhưng do giá thành cao hơn sắt thép nên xe sản xuất từ sợi carbon vẫn chưa thực sự phổ biến. Một thông tin thú vị là những sợi carbon đầu tiên được phát minh bởi Thomas Edison và được dùng làm sợi tóc bóng đèn. Sau đó, Bộ Quốc phòng Anh đã nghiên cứu và phát triển sợi carbon dưới dạng tấm. Cho đến ngày nay, vật liệu thông minh này đã chứng tỏ được sự hữu dụng của nó.

   Theo dự báo của các chuyên gia ngành công nghiệp ô tô, trong vòng 5 đến 10 năm tới, sợi carbon sẽ trở nên thịnh hành và thay cho các kim loại truyền thống. Khi đó, các hãng sản xuất xe hơi sẽ cho ra đời các loại ô tô mới nhẹ hơn, tiết kiệm năng lượng và đáp ứng tối đa thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng.

   Công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời






   Công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời vốn được sử dụng cho ngành hàng không vũ trụ và đã được áp dụng cho lĩnh vực sản xuất ô tô từ những năm 50 của thế kỷ trước. Ngày nay, công nghệ này tiếp tục có chiều hướng phát triển rất mạnh.

   Các tấm hấp thụ năng lượng mặt trời được đặt trên nóc xe ô tô có nhiệm vụ thu gom ánh nắng mặt trời và sản xuất năng lượng. Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ này là mẫu xe hybrid Toyota Prius 2010 và chiếc xe lai thể thao Fisker Karma (2011). Mới đây nhất, hãng xe của Úc EVX còn trình làng xe hơi chạy bằng năng lượng mặt trời mới mang tên Immortus. Bằng việc tăng tối đa diện tích các tấm pin năng lượng mặt trời, Immortus được kỳ vọng sẽ chạy “không giới hạn” trong điều kiện thời tiết nắng ráo ở vận tốc từ 60-100 km/h.

   Công nghệ hiển thị thông tin trên kính lái






   Công nghệ hiển thị thông tin trên kính lái HUD (Heads-Up Display) được phát triển từ cuối năm 1950. Ban đầu công nghệ HUD được dùng cho ngành hàng không vũ trụ và từng được dùng cho các loại máy bay hiện đại như Sukhoi SU30 hay SU35. Mục đích của công nghệ này là nhằm giúp phi công dễ dàng xử lý và hoàn thành nhiệm vụ mà không hề bị mất tập trung nhìn xuống khi tất cả các thông tin cần thiết đã được hiển thị trên kính lái.

   Tuy nhiên, phải mất một thời gian khá dài, công nghệ HUD mới đến được với ngành ô tô thế giới cùng mục đích tương tự như khi sử dụng cho ngành hàng không. Theo đó, với công nghệ HUD, tất cả các thông tin như tốc độ, hướng chuyển động, các thông số máy móc hay những cảnh báo sẽ được hiển thị trên kính lái của ô tô, giúp người điều khiển dễ dàng nắm bắt thông tin và tạo cảm giác như đang điều khiển một chiếc chuyên cơ hiện đại.

   GM, BMW, Audi được coi là những hãng xe tiên phong trong việc đưa công nghệ này vào xe hơi. Mặc dù, nhiều người cho rằng công nghệ HUD có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho lái xe, song nhiều khả năng đến năm 2018, công nghệ này sẽ được xuất hiện phổ biến trên các mẫu xế hộp đời mới.

   Công nghệ đèn laser






   Được phát triển từ năm 1960, các tia laser sử dụng chủ yếu cho mục đích quân sự như tiêu diệt kẻ thù trong một khoảng cách không gian khá xa hay làm mù mắt phi công quân địch… Ngày nay, các hãng sản xuất ô tô đang tích cực nghiên cứu để đưa công nghệ này vào hàng loạt các mẫu xe thương mại của họ. Trong đó, BMW và Audi là những cái tên dẫn đầu.

   Theo giải thích của các kỹ sư đến từ hãng xe BMW, các tia laser có thể được sử dụng cho quá trình tạo ra ánh sáng. Cụ thể, công nghệ chiếu sáng laser mới của BMW bao gồm 3 đèn laser cho tia sáng màu xanh đi qua thấu kính với bộ lọc phốt pho huỳnh quang để tạo ra ánh sáng trắng thuần khiết tương tự như ánh sáng ban ngày.

   Khi đó, ánh sáng mà con người nhìn thấy sẽ là ánh sáng của phốt pho chứ không phải là tia laser nên không gây nguy hại tới sức khỏe. Các chuyên gia tin tưởng rằng công nghệ này tốt gấp 1.000 lần so với đèn LED và sẽ là công nghệ chiếu sáng không thể thiếu cho hầu hết các mẫu xe không người lái trong tương lai.

    Công nghệ nhìn xuyên màn đêm






   Công nghệ quan sát trong đêm (Night Vision) được phát triển từ thời chiến tranh Việt Nam. Cho đến nay, công nghệ hỗ trợ quan sát này đã không ngừng được nâng cấp và hiện đang là một trong những kỹ thuật tạo nên sức hút khó cưỡng dành cho các mẫu xe hạng sang. Hệ thống này được ví như “đôi mắt thần” giúp lái xe khi di chuyển vào những đoạn đường tối không có đèn đường vẫn dễ dàng phát hiện được người đi bộ hoặc các chướng ngại vật.=>phan mem quan ly khach san

   Cadillac DeVille đời 2000 là mẫu xe đầu tiên được trang bị công nghệ  Night Vision sử dụng tia hồng ngoại để dò tìm người. Sau đó 2 năm, thương hiệu xe sang Lexus của Toyota cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ hồng ngoại để hỗ trợ quan sát ban đêm cho người lái chỉ khác ở chỗ nếu Cadillac sử dụng bức xạ hồng ngoại xa (FIR), thì Lexus chỉ dùng bức xạ hồng ngoại gần (NIR). Đến năm 2005, công nghệ Night Vision thực sự tỏa sáng khi BMW và Mercedez cũng lần lượt sử dụng trên nhiều dòng xe của mình. Hiện tại công nghệ này vẫn tiếp tục được cải tiến và tạo nên cuộc đua gay cấn giữa các nhà sản xuất ô tô.

   Hệ thống định vị GPS






   Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo do Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết kế, vận hành và quản lý. Ban đầu GPS chỉ được phát triển cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, chính phủ Mỹ đã cho phép sử dụng cho mục đích dân sự.

   Sự phát triển của công nghệ GPS đã góp phần mở ra thời đại mới cho ngành công nghiệp ô tô, làm thay đổi quan điểm từ giao thông vận tải cơ bản đến thiết kế các tính năng giúp cho một chiếc xe di chuyển an toàn, thoải mái và dễ dàng hoạt động hơn. Khi được cài đặt trên xe, GPS có thể cung cấp những thông tin hữu ích về vị trí của xe và các tuyến đường lưu thông tốt nhất để đến một địa điểm thông qua một bản đồ kỹ thuật số tích hợp.

   Bên cạnh đó, GPS cũng có thể hỗ trợ người dùng khi xe bị đánh cắp, theo dõi các điều kiện của xe để cảnh báo các vấn đề như pin yếu hay cần thay dầu. Không chỉ vậy, hệ thống này cũng là một trong những công nghệ cần thiết để phát triển xe hơi không người lái.

   Công nghệ tăng áp







   Công nghệ tăng áp đã có mặt trong ngành công nghiệp thế giới hơn 100 năm. Năm 1905, kỹ sư người Thuỵ Sĩ, Dr.Alfred Buchi đã nhận bằng phát minh sáng chế về công nghệ  tăng áp từ văn phòng phát minh Reich, Đức. Tuy nhiên, phải 10 năm sau, phát minh về công nghệ này mới được ứng dụng trên động cơ. Năm 1915, kỹ sư người Pháp Auguste Rateau đã phát triển một số nguyên mẫu tăng áp cho động cơ Renault trang bị trên các máy bay chiến đấu của Pháp.

   Khoảng 45 năm sau, công nghệ tăng áp mới được sử dụng trên xe hơi lần đầu tiên với tên gọi “turbo gap” - khoảng trễ từ động cơ tới bướm ga. “Turbo gap” tạo điều kiện cho các kỹ sư có thể tăng công suất động cơ vượt qua giới hạn mà thời kỳ đó chưa ai vượt qua được. Năm 1973, Porsche chế tạo chiếc xe đua 917/30 sử dụng công nghệ tăng áp cho công suất 1.100 mã lực. Với sức mạnh kinh khủng đó, 917/30 đã đánh bại mọi đối thủ trên đường đua CanAm Series.

   Đến những năm 1980, công nghệ tăng áp đã tạo nên thời kỳ cách mạng trong môn đua xe thể thao. Ngày nay, tăng áp đang dần được sử dụng rộng rãi trên các dòng xe.Theo các nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Global Insight, hiện chỉ có khoảng 1/4 ô tô trên toàn thế giới sử dụng hệ thống tăng áp. Tuy nhiên, đến năm 2020, con số này sẽ lên đến khoảng gần 3/4 số ô tô trên thị trường toàn cầu.


Tags: phan mem quan ly khach san

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

Ceyron Louis

Hello We are OddThemes, Our name came from the fact that we are UNIQUE. We specialize in designing premium looking fully customizable highly responsive blogger templates. We at OddThemes do carry a philosophy that: Nothing Is Impossible

0 nhận xét:

Đăng nhận xét